Quantcast
Channel: Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1138

TỪ ĐỒI CHÈ THÁI NGUYÊN ĐẾN TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ: CHẾ BIẾN SÂU GIÚP TĂNG GIÁ TRỊ CÂY CHÈ

$
0
0

Ngọc Châu / Báo Giao Thông

img

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè năm 2023 ước đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với năm 2022.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 1.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính, xuất khẩu chè trong tháng 7/2024 đạt 16.000 tấn, trị giá 29 triệu USD, tăng 52,8% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với tháng 7/2023. Giá bình quân chè xuất khẩu trong tháng 7/2024 ước đạt 1.796,3 USD/ tấn, giảm 6,7% so với tháng 6/2024, nhưng tăng 2,2% so với tháng 7/2023.

Mặc dù giá chè xuất khẩu của Vệt Nam đang có dấu hiệu tăng, nhưng mức giá này mới chỉ bằng chưa tới 70% so với giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới. Giá chè xuất khẩu bình quân toàn cầu trong năm 2023 đạt 2.600 USD/tấn.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 2.
Một đồi chè xanh mướt đang vào mùa thu hoạch tại vùng chè La Bằng, Thái Nguyên.

Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá trị cây chè Việt Nam không cao là do chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới đã thay đổi rất nhanh, chuyển từ các sản phẩm chè thông thường, sang các sản phẩm chè chế biến sâu, chè đặc sản.

Thực tế, sản phẩm chè xanh vẫn chiếm tới 94% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sản phẩm chè cấp thấp nhất, chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp sao sấy truyền thống, chưa qua công đoạn chế biến sâu.

Do đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là Trung Quốc – đất nước có nhiều nét tương đồng về cách thưởng thức trà của Việt Nam.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 3.

Bà Ngô Lệ Huyền, Phó giám đốc Công ty Chè Thái An giới thiệu về nguyên liệu cung cấp cho Tân Hiệp Phát.

Theo chia sẻ của bà Ngô Lệ Huyền, Phó Giám đốc Công ty Chè Thái An (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên – một doanh nghiệp hàng năm xuất khẩu khoảng 1.500 tấn trà sang Trung Quốc) cho biết Trung Quốc chủ yếu nhập chè khô từ Việt Nam với yêu cầu khá thấp, chỉ cần đảm bảo ngoại hình, độ săn, độ tuyết và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nhưng sau đó, khi nhập khẩu về, người Trung Quốc sẽ chế biến sâu để biến các sản phẩm chè Việt thành thương hiệu chè nổi tiếng của người Trung.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 4.

Cả Công ty Chè Minh Phương lẫn Công ty Chè Thái An đều là những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè lớn của tỉnh Thái Nguyên, phía đằng sau họ là hàng chục ngàn hộ dân trồng chè trên địa bàn tỉnh, nên đều mong muốn có nguồn tiêu thụ lâu dài và ổn định.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 5.

Ký kết hợp tác chiến lược lâu dài giữa Công ty Chè Minh Phương và công ty Tân Hiệp Phát.

Mới đây, Công ty Chè Minh Phương và Công ty Chè Thái An đã ký kết hợp đồng cung cấp chè cho Tân Hiệp Phát. Với hợp đồng này, sản lượng sản xuất của mỗi công ty tăng gấp đôi, tạo sự ổn định lâu dài cho sản xuất chè.

Ông Đặng Quang Thăng, Phó giám đốc Công ty Chè Minh Phương cho biết đã hợp tác với Tân Hiệp Phát trong nhiều năm. Việc ký kết hợp tác với Tân Hiệp Phát sẽ giúp Công ty Minh Phương yên tâm để lo đầu vào, sản xuất tốt cung cấp sản phẩm cuối tốt nhất Tân Hiệp Phát, cũng qua đó mà Tân Hiệp Phát có sản phẩm chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 6.

Qua việc ký kết hợp tác lâu dài, hàng năm các doanh nghiệp như Công ty Chè Minh Phương hay Công ty Chè Thái An cung cấp khoảng 1.500 – 1.800 tấn chè bán thành phẩm cho Tân Hiệp Phát để sản xuất Trà Xanh Không Độ.

Để nâng tầm giá trị cây chè và đưa sản phẩm chế biến từ cây chè thơm ngon của Việt Nam vươn ra thế giới, Từ gần 2 thập kỷ trước, Tân Hiệp Phát đã bỏ ra tới 300 triệu USD để đầu tư hệ thống 10 dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic của Tập đoàn GEA dùng để sản xuất Trà Xanh Không Độ.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 7.

Với các sản phẩm giải khát tốt cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ sẽ giúp nâng cao giá trị cây chè Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nguyên liệu chè Thái Nguyên được Tân Hiệp Phát nhập về dùng để sản xuất Trà Xanh Không Độ, một thức uống giải khát nổi tiếng gần 2 thập kỷ qua nhờ nguồn nguyên liệu sạch tự nhiên và sản xuất trên hệ thống công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic.

Công nghệ được coi là phát minh của thế kỷ 21 giúp lưu giữ được hương thơm, vị chát đặc trưng và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe từ lá chè Thái Nguyên, giúp xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày.

Chế biến sâu giúp tăng giá trị cây chè- Ảnh 8.

Được chiết xuất từ là chè xanh Thái Nguyên, Trà Xanh Không Độ là thức uống giải khát tốt cho sức khỏe được hàng triệu người trẻ yêu thích và sử dụng mỗi ngày.

Đến nay, sản phẩm Trà Xanh Không Độ nhiều năm liên tiếp tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đạt chứng nhận FDA của Hoa Kỳ và chứng nhận Halal dành cho các quốc gia Hồi Giáo. Trà Xanh Không Độ cũng đang được xuất khẩu tới khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những thị trường đặc biệt khó tính như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Cộng hòa Czech, Hàn Quốc, Singapore,.. giúp nâng cao giá trị cho cây chè Việt Nam.

“Từ nguyên liệu chè trên quê hương mình trồng ra được chế biến sâu thành những sản phẩm nổi tiếng, tốt cho sức khỏe và xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới là niềm vui, niềm tự hào của người dân vùng chè chúng tôi”, ông Thăng nói.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/che-bien-sau-giup-tang-gia-tri-cay-che-192240829154416904.htm


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1138

Trending Articles